Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Năm 2011 sẽ đánh dấu bước thay đổi về chất cho thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
7. January 2011 00:00
Lượt xem: 4418
Comments (0)
Mặc dù, phải đối mặt với nhiều khó khăn "sóng gió" song ngành thủy sản vẫn vượt lên về đích vượt kế hoạch với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2009. Dự kiến, năm 2011 tiếp tục là năm khó khăn đối với ngành Thủy sản, song ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep) tin tưởng rằng, năm 2011 sẽ đánh dấu bước thay đổi về chất cho tôm và cá tra của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
* Xuất khẩu thủy sản đối mặt "sóng gió"
Theo Vasep, thủy sản là nhóm có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong toàn ngành nông nghiệp. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang có sự tăng trưởng khá ở hầu hết các thị trường lớn như: Mỹ tăng 27%, Nhật Bản tăng 17%, Hàn Quốc tăng 17,8%. Đối với mặt hàng tôm, thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường lớn, chủ lực nhập khẩu tôm Việt Nam. Giá tôm xuất khẩu cũng liên tục thẳng tiến, bình quân đạt 8.530 USD/tấn; cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng tôm đã vượt lên chiếm 40,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cũng là mặt hàng đứng đầu trong nhóm thủy sản đạt giá trị 2 tỷ USD.
Năm 2010, giá trị xuất khẩu cá tra sang hầu hết thị trường đều tăng trưởng khá đạt khoảng 680.000 tấn với giá trị thu về khoảng 1,4 tỷ USD. Mỹ, Tây Ban Nha và Đức là ba thị trường truyền thống nhập khẩu lớn nhất. Riêng trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cá tra sang các thị trường Thái Lan, Nga đã tăng mạnh với 3 con số, đạt mức trung bình 200% đến 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy đạt được những thành quả vượt mong đợi nhưng xuất khẩu thủy sản năm 2010 cũng gặp phải không ít "sóng gió". Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2010, các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục có các rào cản thương mại như vụ kiện chống phá giá tôm, tên gọi catfish đối với cá tra ở Mỹ, vấn đề dư lượng trifluralin trong tôm nuôi và mới đây là cá tra bị Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ở một số nước châu Âu đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng. Những rào cản liên tiếp bị các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam đưa ra nhằm đánh vào những sản phẩm xuất khẩu chủ lực từ nuôi trồng của Việt Nam là tôm và cá tra.
Bên cạnh đó, tình hình quản lý trong nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng còn nhiều bấp cập. Tuy năm 2010, diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do môi trường và dịch bệnh giảm, từ 15% (2009) xuống còn 4% (60.000 ha) diện tích nuôi của cả nước nhưng tình trạng con giống chất lượng thấp, nhập lậu không qua kiểm tra chất lượng cũng như việc người dân thả nuôi không tuân thủ đúng quy định mùa vụ, quy trình kỹ thuật nuôi vẫn còn khá phổ biến.
Không những thế, sản phẩm chiến lược trong xuất khẩu thủy sản là cá tra năm nay có dấu hiệu chững lại. Tình trạng “treo ao” đã kéo dài gần như suốt cả năm nay nên dường như động lực đầu tư nuôi của người dân cũng bị hạn chế. Những tháng cuối năm 2010, nhu cầu thủy sản lên cao, giá cá tra từ 15.000 - 16.000 đồng lên đến 19.500 - 21.000 đồng/kg, tuy nhiên vẫn không thực sự thu hút người nuôi. Do vấn đề lớn hiện nay những hộ nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đang khó khăn về vốn, cộng thêm vấn đề về tỷ giá USD làm cho giá thức ăn thủy sản tăng cao, càng làm cho người nuôi gặp khó khăn. Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra sẽ có khả năng kéo dài đến tháng 6 năm 2011. Có thể năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ khó có thể tăng hơn nhiều so với năm nay.
Ông Vũ Văn Dũng, Vụ trưởng vụ nuôi trồng (Tổng cục Thủy sản) nhận định, một khó khăn nữa hiện nay là do hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một thị trường, thương hiệu riêng mà chưa quan tâm đến thương hiệu chung của cá tra Việt Nam. Thậm chí, một số doanh nghiệp tranh giành thị trường bằng cách tự hạ giá sản phẩm, tăng tỷ lệ mạ băng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin, Mailaixia, Inđônêxia cũng đang triển khai nuôi cá tra và được sự ủng hộ tài chính từ Chính phủ.
* Năm 2011, quyết liệt đẩy mạnh áp dụng các bộ tiêu chuẩn
Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011, mặt hàng cá tra đạt khoảng 1,45 -1,55 tỷ USD, mặt hàng tôm đạt hơn 2 tỷ USD. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, một trong những giải pháp mà ngành Thuỷ sản đề ra là tiếp tục duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, ngành thủy sản phải quyết liệt đẩy mạnh việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về đánh giá chất lượng trong nuôi trồng và chế biến được thị trường quốc tế chấp nhận
Để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng tốt hơn, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP cho rằng, các sản phẩm thủy sản Việt Nam cần phải thực hiện được việc truy suất nguồn gốc, trước hết là cá tra, tôm và cá ngừ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần kết hợp với các đối tác hoặc tự mình phải tìm ra những kênh phân phối, tiêu thụ riêng. Việc này sẽ góp phần nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nhanh hơn, đặc biệt sẽ gia tăng được những sản phẩm giá trị gia tăng.
Giải quyết các vấn đề về nuôi thủy sản, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, cần phải ngăn chặn ngay tình trạng phát triển nuôi tràn lan không hiệu quả, đặc biệt là không quản lý được chất lượng con giống, môi trường nuôi để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất của toàn ngành. Ngoài ra, để phát triển đa dạng các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Bộ trưởng khuyến cáo, các địa phương cần nghiên cứu mở rộng phát triển mặt hàng có cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu như nhuyễn thể (nghêu, tu hài...).
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cũng đang yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nuôi và cá tra, basa sang thị trường Nhật Bản phải thực hiện đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng tại các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này; đồng thời, khuyến cáo Nhà nước cấm lưu hành chất Trifluralin trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuyên truyền cho những người nuôi trồng thủy sản biết về tác hại của chất này. Về phía các doanh nghiệp, Nafiqad đề nghị nên hợp tác với các đầu mối thu mua, nông dân nuôi trồng thủy sản cam kết không sử dụng chất này./.
(TTXVN)
76887f21-6a37-4355-ada1-aeedf6f1cd82|0|.0
Tin tức
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue