Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Nghiên cứu về vai trò của các loài chim hoang dã trong việc lây lan cúm gia cầm
20. May 2011 00:00
Lượt xem: 6337
Comments (0)
Mới đây, người ta đã tiến hành gắn máy phát tín hiệu cho các con ngỗng đầu kẻ (Anser indicus) sống tại hồ Qinghai, Trung Quốc. Đây là nỗ lực nhằm tìm hiểu vai trò của các loài chim hoang dại trong dịch cúm gia cầm H5N1.
Một nghiên cứu do FAO và Viện Khoa học Trung Quốc thực hiện đã sử dụng các vệ tinh, các số liệu về dịch cúm gia cầm và di truyền nhằm phát hiện ra mối liên hệ giữa các loài chim hoang dại, các loại gia cầm nuôi với sự di chuyển của loại virus gây tử vong nói trên.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành gắn máy phát tín hiệu vệ tinh GPS cho 29 con ngỗng, một loài chim sống trong tự nhiên thường di cư dọc Châu Á và bị chết với số lượng lên tới hàng nghìn con vào năm 2005 trong dịch cúm gia cầm xảy ra tại hồ Qinghai, Trung Quốc. Số liệu GPS cho thấy các con ngỗng này vào mùa đông thường bay đến Lhasa, thủ đô của Tây Tạng gần các trang trại nơi xảy ra dịch cúm gia cầm ở đàn ngỗng và gà nuôi.
Đây là bằng chứng đầu tiên về cơ chế lan truyền từ các trang trại nuôi đến các loài chim hoang dã. Nghiên cứu cho thấy các dịch cúm gia cầm ban đầu xảy ra tại các trang trại nuôi vào mùa đông sẽ dẫn đến dịch cúm gia cầm ở các loài chim hoang dại trong mùa xuân và mùa sinh sản.
Từ năm 2003 đến 2009, Cao nguyên Qinghai-Tây Tạng đã ghi nhận 16 dịch cúm gia cầm ở các loài chim hoang dại và các gia cầm nuôi. Nghiên cứu cho thấy Qinghai có thể là địa điểm chính lây lan virus H5N1.
Scott Newman, Giám đốc Cơ quan Sinh thái và Sức khỏe của Động vật hoang dã thuộc FAO cho biết chăn nuôi gian cầm ở khu vực miền nam chặng đường bay Trung Á phát triển mạnh, điều này dẫn đến sự bùng phát nhiều dịch cúm gia cầm hơn ở miền bắc nơi chăn nuôi gia cầm hạn chế hơn. Gia cầm nuôi được coi là ổ bệnh của cúm AH5N1.
Từ năm 2003, H5N1 đã khiến 250 triệu con gia cầm nuôi tại Châu Âu, Châu Á và Châu Phi bị tiêu hủy. 16 nước ghi nhận có cúm gia cầm H5N1 trong năm 2010.
Linh Chi – Theo physorg
0c878d13-ee32-4a80-b18c-8701b8c2f98f|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue