Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Ăn thịt gia cầm nấu chưa chín có nguy cơ bị nhiễm khuẩn
30. September 2011 00:00
Lượt xem: 4643
Comments (0)
Các nhà khoa học từ Đại học Leicester và Đại học Nottingham ở Anh hiện đang nghiên cứu rủi ro về sức khỏe do ăn phải thịt gia cầm nấu chưa chín. Họ đang khảo sát một loại vi khuẩn có tên là Campylobacter jejuni - một nguyên nhân chính gây nhiễm trùng qua thực phẩm ở người.
Công trình nghiên cứu được tài trợ thông qua một lời kêu gọi cho các đề xuất quản lý bởi BBSRC, cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm và Defra, sẽ sử dụng kinh phí 4 triệu bảng để tìm hiểu thêm về các sinh vật gây ra hơn 300.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm/năm tại Anh và xứ Wales, và biện pháp tốt nhất để kiểm soát nó.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học - David Willetts, việc giải quyết các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe của chúng ta và sẽ đem lại cho người dân một sự tin tưởng lớn hơn dành cho ngành công nghiệp chế biến gia cầm của Anh, cũng như giúp đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai. Các công trình nghiên cứu này đảm bảo cho nhiệm vụ quan trọng dựa trên cơ sở khoa học, với một cách tiếp cận phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ và tổ chức nghiên cứu.
Nhiễm Campylobacter có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất và chế biến gia cầm. Mục đích của các nghiên cứu này bao gồm việc xác định các nguồn chính gây lây nhiễm ban đầu ở các trang trại, các điểm nhiễm; và "nhược điểm" nằm trong các đường ống dẫn bị nhiễm trùng, tại đó, có một cơ hội lớn loại bỏ các vi khuẩn từ chuỗi thức ăn.
Nhiễm trùng phát sinh do các loại thịt gia cầm nấu chưa chín hoặc khâu chuẩn bị không vệ sinh. Gia cầm có thể chứa một số tương đối lớn Campylobacter ký sinh trong ruột chúng mà không bị mắc bệnh, trong khi đó con người có thể bị bệnh ngay sau khi ăn phải một vài con vi khuẩn.
Tiến sĩ Christopher Bayliss, nghiên cứu sinh của RCUK tại Khoa Di truyền học trường Đại học Leicester hiện đang tham gia nghiên cứu với tiến sĩ Michael Jones - giảng viên về vi trùng học và sinh học phân tử tại trường Khoa học và thuốc thú y Nottingham.
Được tài trợ bởi BBSRC và FSA, mục đích của công trình nghiên cứu này là để hỗ trợ phát triển loại vắc-xin có hiệu quả để bảo vệ vật nuôi và con người chống lại các bệnh nhiễm trùng do Campylobacter.
Theo tiến sĩ Bayliss, Campylobacter jejuni là một nguyên nhân chính gây nhiễm trùng truyền qua thực phẩm ở người khi ăn phải thịt gia cầm chưa nấu chín hoặc khâu chuẩn bị không vệ sinh. BBSRC hiện đang tung ra một loạt nghiên cứu với mục đích tìm hiểu cách thức vi khuẩn này sống sót và lây lan ở gia cầm và con đường chúng xâm nhập vào chuỗi thực phẩm.
"Các nhà nghiên cứu tại Đại học Leicester sẽ khảo sát những hiện tượng “biến đổi pha” phổ biến ở vi khuẩn và cho phép chúng nhanh chóng thay đổi bề mặt bên ngoài của mình. Những thay đổi này cho phép các vi khuẩn biến đổi bề ngoài của chúng trong môi trường và tránh không bị các kháng thể loại bỏ.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Leicester sẽ sử dụng các mô hình thực nghiệm và mô hình toán học để nghiên cứu mức độ thường xuyên của hiện tượng biến đổi pha và cách chúng ảnh hưởng đến sự tồn tại và lây lan của Campylobacter jejuni.
T.P. (Theo worldpoultry)
747d7586-0355-4764-8e76-83a22ef24f88|0|.0
Khoa học kỹ thuật
Add comment
Name*
Required
Please choose another name
E-mail*
Required
Please enter a valid e-mail
Website
Please enter a valid URL
b
i
u
quote
Required
Comment
Preview
Comment
Notify me when new comments are added
The captcha text was not valid. Please try again.
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue