Một nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thực phẩm (CIAD) đang tiến hành việc xác định loại vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và làm cho loài này mắc bệnh.
Mục đích chính của nghiên cứu là phát triển các cơ chế để kiểm soát sự lây nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn gây hoại tử hepatopancreatic (HPN), Marcel Martínez Porchas - nhà khoa học của CIAD cho biết.
Các chuyên gia sẽ thực hiện nghiên cứu này trong ba năm, trong giai đoạn này, các gen và protein tham gia vào quá trình lây nhiễm sẽ được xác định.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm dự định rằng các kết quả dữ liệu có thể được sử dụng để phát triển và đưa ra một phương pháp thay thế chính xác hơn cho việc chẩn đoán HPN.
Martínez Porchas giải thích rằng các vi khuẩn lây nhiễm này chủ yếu tấn công tôm chân trắng.
Mặc dù nó đã được xác định hơn 20 năm trước đây nhưng có rất ít tài liệu thông tin về loại vi khuẩn này.
Trong quá trình thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, các chuyên gia phát hiện thấy tôm bị nhiễm bệnh sẽ không phục hồi "nếu không được sử dụng kháng sinh". Họ cũng phát hiện ra rằng những tác động đối với sức khỏe tôm là khá tiêu cực.
Người ta ước tính vi khuẩn này dẫn đến sự thiệt hại lên đến 50% sản lượng tôm nuôi.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, một mục tiêu khác của dự án là thực hiện sinh trắc nghiệm bằng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau để phát triển một chiến lược phù hợp hơn nhằm tiêu diệt loại vi khuẩn này.
NVA - theo Fis
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Khoa học kỹ thuật
Add comment