I. Giới thiệu bệnh EHP
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loài động vật không xương sống được nuôi trồng chính trên toàn thế giới. Tuy nhiên, năng suất tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu liên quan đến sự bùng phát của các bệnh liên quan chậm lớn. Đặc biệt, bệnh microsporidiosis gan tụy do ký sinh trùng microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra là một bệnh quan trọng liên quan đến sự chậm lớn ở tôm. Mặc dù nhiễm EHP nghiêm trọng không gây ra tỷ lệ tử vong cao ở tôm, nhưng nó được coi là một bệnh gây lãng phí góp phần gây thiệt hại kinh tế do giảm sản lượng tại các trang trại nuôi tôm.
II. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do vi bào tử trùng (EHP): Nguyên nhân do ký sinh trùng nội bào, tôm phát triễn không đều, tăng trưởng chậm, thường bị mềm vỏ tôm không lột xác được sau 25 ngày thả nuôi, không gây chết tôm nhưng làm tổn thương ống gan tuỵ dẫn đến mầm bệnh cơ hội khác xâm nhập gây chết tôm, không có thuốc đặc trị, sử dụng kháng sinh điều trị không hiệu quả cho ao nuôi tôm.
III. Triệu chứng lâm sàng:
* Tôm phân đàn dữ dội, nhiều kích cỡ khác nhau;
* Gan, ruột tôm xấu dần sau mỗi ngày;
* Lớp biểu bì dưới vỏ tôm mỏng và vỏ mỏng, sức ăn giảm;
* Có các đốm đen trên cuống mắt tôm, tôm chậm lột xác và lớn không đáng kể sau lột xác.
Do đó, việc nhiễm EHP, khi nhiễm vi bào tử trùng nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa. Khi tôm lớn dấu hiệu lâm sàng này càng rõ ràng hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tuỵ đến phần giữa thân (Hình 1). Tôm chậm lớn và sẽ chết dần vì cơ quan gan tụy, dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng làm suy giảm chức năng sinh lý của tôm.Tôm có dấu hiệu đục cơ, huyết cầu bị giảm, dẫn đến tình trạng máu loãng khiến tôm thiếu oxy, tôm chết nhiều ở bên dưới máy đánh nước. Biểu hiện lâm sàng: gan tụy bị hủy hoại, chết cơ => mất cân bằng cơ thể chìm xuống đáy ao (Hình 2)
Hình 1
Hình 2
IV. Hậu quả:
Một số tôm có hiện tượng bị đục cơ đốt cuối cơ thể, bệnh không gây tỷ lệ chết cao trên tôm. Bên cạnh đó, vi bào tử trùng( EHP) ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như gan tụy và buồng trứng.
Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có khả năng đề kháng kém và khả năng chống chịu stress kém.Vì vậy chúng dễ dàng bị ăn thịt và sống sót kém trong quá trình vận chuyển. Tôm cái mang trứng nhiễm vi bào tử trùng thường xảy ra hiện tượng nhiễm trùng buồng trứng và dẫn đến hiện tượng vô sinh, ôm nhiễm vi bào tử trùng thường bị mềm vỏ và sau 25 ngày nhiễm bệnh tôm sẽ không đều kích cỡ. Vi bào tử trùng (EHP) được coi là một căn bệnh gầy mòn, liên tục gây rối loạn hấp thu và dự trữ chất dinh dưỡng mà không có những thay đổi viêm nhiễm, liên quan đến rối loạn hormone tăng trưởng ở tôm chậm phát triển ( Hình 3), những thay đổi trong các hormone tăng trưởng này có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và tăng khả năng mắc các bệnh khác.
Hình 3
Nhiễm trùng phức tạp với EHP và vi khuẩn có thể gây ra u hạt và hoại tử gan tụy do nhiễm trùng, cũng như tử vong. Điều này cho thấy đồng nhiễm có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng thứ cấp. Hơn nữa, nhiễm trùng EHP đã được báo cáo là làm tăng tính nhạy cảm với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Hình 4), có tỷ lệ tử vong cao, do đó gây ra rủi ro lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản.
Hình 4
V. Đường truyền lây bệnh cho tôm nuôi:
- Các yếu tố làm tăng lây nhiễm EHP trong các trang trại nuôi tôm bao gồm nồng độ amoniac và nitrit trên 1 mg/L; ăn các sinh vật con mồi bị nhiễm EHP, chẳng hạn như Artemia salina. và giun nhiều tơ ( Hình 5); và truyền ngang qua nước biển sinh sản, Bắp cày" (ấu trùng chuồn chuồn và chuồn chuồn) ( Hình 6), mang mầm bệnh EHP một nghiên cứu được thực hiện tại Maoming, Trung Quốc.
Kết quả kiểm tra bằng PCR cho thấy EHP hiện diện trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua, vẹm giả và 3 loài chuồn chuồn (Anax parthenope, Pantala flavescens, Ischnura senegalensis).
Bào tử EHP đã được tìm thấy ở nhộng chuồn chuồn (bắp cày) và chuồn chuồn trưởng thành được thu thập từ trang trại nuôi tôm.
- Việc truyền EHP từ tôm sang nhộng chuồn chuồn đã được xác nhận thông qua các thử nghiệm cho nhộng chuồn chuồn không nhiễm EHP sống chung với tôm bị nhiễm EHP, tôm có thể bị nhiễm bệnh trong vòng 1 tuần khi ăn phải tôm bị nhiễm EHP.
Trong vòng 15 ngày khi tiếp xúc với đất ao có EHP, trong đó tôm sẽ bị bệnh. Ký sinh trùng EHP cần 7- 20 ngày để hoàn tất qui trình gây bệnh và việc truyền EHP từ nhộng chuồn chuồn sang tôm khi cho nhộng chuồn chuồn bị nhiễm EHP sống chung với tôm không bị EHP.
Hình 5
Hình 6
VI. Một số biện pháp khuyến cáo phòng ngừa EHP:
- Hộ nuôi tôm nên thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học và thực hiện các quy trình xét nghiệm các bệnh cho tôm. Chuẩn bị ao nuôi theo quy trình xử lý nước nghiêm ngặt.Theo dõi nước ao nuôi điều chỉnh PH thích hợp, khuyến cáo bón vôi sống CaO, nâng PH lên đến 11-12, bổ sung các yếu tố vi lượng, đa lượng cần thiết trong nước cho tôm tăng trưởng;
- Trước khi thả tôm giống, trên đường vận chuyễn tôm đến ao nuôi có giấy chứng nhận kiểm địch từ cơ quan hữu quan cho lô hàng;
- Điều cần thiết là quản lý bệnh một cách thích hợp để kiểm soát hiệu quả nhiễm trùng và ngăn chặn nó lây lan. Để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh trong các trang trại nuôi tôm, cần nỗ lực tập trung vào các nguyên nhân gốc rễ với việc quản lý, điều chỉnh yếu tố lý, hóa của môi trường thích hợp.
(Nguồn tài liệu Kim B-S và ctv, Animals 2021)
Khoa học kỹ thuật
Add comment