Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 217/SNN-CCTS ngày 23 tháng 01 năm 2024 về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ; Công văn số 423/SNN-CCTS ngày 21 tháng 02 năm 2024 về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ trong nước và xuất khẩu; Công văn số 524/SNN-CNTY ngày 28 tháng 02 năm 2024 về việc tăng cường phòng, chống một số bệnh nguy hiếm trên tôm nuôi nước lợ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị các đơn vị triên khai thực hiện các nội dung như sau:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kinh phí đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, trong đó, đấy mạnh vỉệc giám sát chủ động để kịp thời cảnh báo nguy cơ xảy ra dịch bệnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
- Đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện và báo cáo định kỳ việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 289/KH-SNN ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng chống dịch bệnh động vật, thủy sản và Chương trình giám sát xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố năm 2024, và Kế hoạch số 140/KH-CNTY ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiếm trên thủy sản nuôi năm 2024.
- Phối hợp với chính quyền cơ sở chủ động bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh theo phương châm “phòng bệnh chủ động từ sớm, từ xa ” đế hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, kiếm soát các mối nguy (như sử dụng con giống chất lượng, đã được kiểm dịch thú y; xử lý nước cấp, nước thải theo quy trình kỹ thuật; quản lý tốt ao nuôi; bổ sung vitamin, khoáng chất, sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học được phép lưu hành để tăng sức đề kháng cho động vật thủy sản, đảm bảo môi trường nuôi an toàn), các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý khi có dịch bệnh trong cơ sở.
- Phân công nhân sự, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời khi xảy ra bệnh, tôm chết, tôm có dấu hiệu bất thường tại cơ sở; báo cáo cho cơ quan cấp trên để phối hợp xử lý với các trường họp bệnh mới, chưa rõ nguyên nhân, tác nhân.
- Tiếp tục tố chức lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh, gắn với công tác kiểm dịch con giống và xây dựng an toàn dịch bệnh để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; thống kê, đánh giá, báo cáo đúng thực trạng và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; rà soát, chấn chỉnh hoạt động xét nghiệm bệnh và báo cáo số liệu, chia sẽ thông tin dịch bệnh của các phòng xét nghiệm bệnh thủy sản trên địa bàn.
- Tăng cường công tác quản lý thuốc thú y thủy sản trên địa bàn, quản lý hiệu quả việc kinh doanh thuốc thú y thủy sản.
Tin tức hoạt động
Add comment