Bệnh tiêu chảy do ARN vi rút ở bò (Bovine Viral Diarrhoea - BVD) hay còn có tên gọi khác là bệnh tiêu chảy có màng nhày do vi rút ở bò (Bovine Viral Mucosal Diarrhoea, xảy ra ở bò nhiễm vi rút mạn tính) là bệnh truyền nhiễm do loài Pestivirus thuộc họ Flaviviridae gây ra. Bệnh thường xảy ra ở từng nhóm gia súc, có thể diễn biến ở thể ẩn tính hoặc quá cấp tính. Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra ở mọi lứa tuổi của bò với đặc trưng là gây tốn thương niêm mạc đường tiêu hóa, triệu chứng đặc trưng là con vật tiêu chảy nặng, viêm phối.
Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của bệnh BVD (Tiêu chảy và tăng tiết nước bọt hoặc viêm phổi) ở bò
(Nguồn: Aditya Primawidyawan, 2023 )
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở một số nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Đây là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn bò. Ở Việt Nam, các chuyên gia thú y đã phát hiện một số bò sữa nhập nội có biểu hiện lâm sàng của bệnh tiêu chảy do vi rút nhưng bệnh chưa được nghiên cửu đầy đủ. Trong tháng 8.2024, Cục Thú y bước đầu kết luận nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa tỉnh Lâm Đồng là do nhiễm Pestivirus tauri (BVDV type 2).
Sức đề kháng
Vi rút mẫn cảm với ether, chloroform. Ở 37°c vi rút bị tiêu diệt sau 96 giờ, ở 56°c sau 30 phút. Vi rút tồn tại ở pH = 5,7 - 9,3 (tối ưu 7,4). Trong máu có chất chống đông citrat natri giữ ở 4°C, vi rút tồn tại được 6 tháng. Trong các tổ chức bệnh giữ ở -20°c vi rút sổng được 1 năm. Vi rút bị diệt dưới ánh sáng mặt trời và các thuốc sát trùng thông thường như: iod, axit phenic, formol, cresyl...
Phương thức truyền lây
Vi rút thường thải ra ngoài qua dịch mũi và hầu họng, nước tiểu, lây cho động vật mẫn cảm qua đường hô hấp. Trong phân có rất ít vi rút.
Ngoài ra, vi rút có thể truyền qua nhau thai gây sảy thai, chết thai.
Cơ chế sinh bệnh
Bê sau khi sinh hoặc bê thịt nếu nhiễm vi rút với chủng không gây bệnh tích tế bào thường mắc bệnh thế ẩn tính. Hầu hết các đàn có vi rút tồn tại nhưng không gây thành bệnh. Nếu con mẹ bị nhiễm BVDV trong giai đoạn trước khi có thai được 120 ngày, do hệ miễn dịch của thai chưa phát triển hoàn thiện, thai bị nhiễm vi rút gây hiện tượng thai chết lưu, sảy thai hoặc chết ngay sau khi sinh.
Nếu con con không chết, sẽ sản sinh miễn dịch và vi rút tồn tại suốt đời. Trong trường hợp bị nhiễm vi rút sau 120 ngày, con con sinh ra không sản sinh miễn dịch và bị nhiễm trùng huyết, bê thường giảm sản tiểu não và bị mất điều hòa cơ thể.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 2 - 14 ngày. Bò bệnh biểu hiện triệu chứng đặc trưng là đường cong diễn biến nhiệt độ chia làm 2 pha, bò sốt cao 41 - 41,5°C, sau 2 - 3 ngày giảm xuống rồi lại tăng lên và có hiện tượng thâm xuất bạch cầu. Sau đó bò chảy nước dãi nhiều, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy liên tục. Xuất hiện vết loét mụn nhỏ lợi, kẽ móng chân. Mụn ở miệng thường xuất hiện rất sớm cùng với việc bài xuất vi rút; về sau mụn giảm dần, nước nhầy lẫn mủ chảy ra từ mũi; ho khan).
Bệnh niêm mạc do vi rút gây tiêu chảy ở bò (BVDV)
Hình: (1). Chảy nước dãi nghiêm trọng và gầy gò.( 2). Khu vực phía dưới của các chi có các vùng loét da lan rộng cục bộ. (3). Niêm mạc miệngbị loét kéo dài đến ranh giới niêm mạc da. (4). Vòm miệng có nhiều ổ loét.
(Nguồn: Matheus Viezzer Bianchi,2016)
Triệu chứng rõ nhất của bệnh là tiêu chảy, ban đầu tiêu chảy (vài ngày sau khi nhiệt độ giảm), sau đó kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần thì phân có máu, sợi huyết và niêm mạc ruột; tiểu ít hoặc không đi tiểu. Bò gầy sút nhanh, ngừng nhai lại, giảm sữa, mất nước. Bò bệnh chết sau 5-10 ngày có triệu chứng lâm sàng.
Bò sữa đang chửa sẽ sảy thai trong vòng 10 ngày đến vài tháng kể từ khi qua khỏi trạng thái cấp tính. Thể bệnh mạn tính thường thế hiện chậm lớn, gỉ ảm khối lượng nhanh chóng và tiêu chảy nhẹ hoặc hoàn toàn không tiêu chảy; kéo dài 2-6 tháng, tỷ lệ chết 10%. Bệnh thường xảy ra ở nơi vệ sinh và nuôi dưỡng kém. Quan sát gần đây cho thấy tiêu chảy ở trâu, bò do vi rút thường xuất hiện với triệu chứng sảy thai và có sự phối hợp với các bệnh khác như hội chứng hô hấp và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Hình: Vi rút BVD nguy hiểm nhất khi lây nhiễm cho gia súc giống dễ bị nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu mang thai, gây chết thai/sảy thai và dị tật bẩm sinh.
(Nguồn: https://www.nadis.org.uk/disease-a-z/cattle/bovine-viral-diarrhoea-bvd/)
Bê sinh ra bị nhiễm trùng huyết có hiện tượng run rẩy, mất cân bằng và bị mù.
Bệnh tích
Bệnh tích mổ khám xuất hiện rất đa dạng như hiện tượng viêm, hoại tử, mụn loét, xuất huyết toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, những biến đối của cơ quan nội tạng như: thận và tuyến
thượng thận cũng bị phá hủy, hoại tử ở gan.
Hình Thực quản bê bị chết do bệnh. Các vết loét nặng, nhiều ổ loét được bao phủ bởi sợi fibrin và bị hoại tử
Hình Niêm mạc dạ dày (môn vị), có nhiếu vết loét
(Nguồn Matheus Viezzer Bianchi,2016)
Bệnh tích vi thể thấy niêm mạc bị phá hủy toàn bộ, phù thũng, xuất huyết tế bào biểu mô. Phần lớn tế bào lympho của mảng Payer bị dung giải, thay vào đó là các tế bào viêm.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Thường dựa vào triệu chứng như: sốt cao, tiêu chảy, hoại tử ở miệng, xảy ra phổ biến ở bê từ 6 - 18 tháng tuổi đế chẩn đoán bệnh.
Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lở mồm long móng (tỷ lệ mắc lên đến 100%, có mụn nước ở niêm mạc miệng, chân); bệnh loét da quăn tai (hạch lympho sưng rất to), bệnh dịch tả trâu bò (tỷ lệ mắc cao, có mụn nước và loét ở niêm mạc đường tiêu hóa, phù thũng niêm mạc, hạch lympho sưng to).
Chẩn đoán vi rút
Phân lập vi rút từ máu, nước tiểu, dịch mũi, mắt của bò bị bệnh thể cấp tính trên môi trường tế bào. Hiện nay, kỹ thuật RT-PCR được sử dụng để chẩn đoán cho kết quả nhanh, chính xác.
Chẩn đoán huyết thanh học
Dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (FAT) hoặc gián tiếp (IFAT), phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch (AGID), ELISA để xác định kháng nguyên vi rút, trong tổ chức của gia súc bị bệnh hoặc kháng thể trong huyết thanh.
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh
Giữ chuồng trại và bãi chăn thả bò luôn khô sạch, định kỳ phun các loại thuốc sát trùng. Thức ăn và nguồn nước của bò phải giữ sạch, không ô nhiễm. Không nhập bò từ các cơ sở, các vùng có lưu hành bệnh. Kiểm tra tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo để đảm bảo không có BVDV. Trên thế giới hiện có một số sản phẩm vắc xin sống và vắc xin chết đang lưu hành trên thị trường.
Điều trị
Không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh. Khi bò bị bệnh, người ta cách ly triệt để, nâng cao sức đề kháng của bệnh với vi rút bằng nuôi dưỡng tốt và sử dụng thuốc trợ sức. Ngoài ra, có thế sử dụng một số thuốc điều trị triệu chứng. Phác đồ điều trị hỗ trợ theo triệu chứng trường hợp nhiễm viêm ruột cấp, xuất huyết:
- Theo dõi 2 lần/ngày (vào buổi sáng và chiều) thân nhiệt và các dấu hiệu khác như đặc điểm phân, lượng ăn vào, các tập tính khác ..nếu bò có thân nhiệt từ 39,5°C (đo ở trực tràng) trở lên hoặc/và giảm ăn, tiêu chảy, chảy nước dãi...: Hạ sốt cho bò: Paracetamol, Anagyl C (liều lượng theo nhà sản xuất thuốc), 2 lần/ngày đối với bò sốt < 40°C hoặc 3 lần/ngày (cách nhau 4-5 giờ) đối với bò sốt trên 40°C.
- Tiêm một trong các loại thuốc kháng sinh sau để ngừa phụ nhiễm cho bò: Gentamycin và Amoxicillin, Tilmicosin, Marbofloxacin (liều lượng theo nhà sản xuất thuốc).
- Nếu bò có tiêu chảy, truyền điện giải và đường cho bò: pha 3 chai lactate ringer's (1.500 ml) với 3 chai glucose 5% (1.500 ml) và truyền tĩnh mạch 1 lần/ngàỵ cho đến khi hết tiêu chảy. Nếu tiêu chảy nặng có thể truyền mỗi loại 4 chai.
- Nếu tiêu chảy có máu thì tiêm thêm vitamin K với liều 10 ml/con/ngày cho đến khi hết xuất huyết.
- Cho bò uống thêm chất điện giải (pha theo liều lượng nhà sản xuất và cho uống tự do).
Chú ý khẩu phần đối với bò bị tiêu chảy:Tăng lượng thức ăn thô (nhất là rơm khô ...) trong khẩu phần và giảm thức ăn tinh (còn dưới 20% tổng vật chất khô trong khẩu phần).
- Có thể tiêm thêm thuốc bổ như vitamin C, Vitamin Bcomplex, metasal khoảng 3 ngày tiêm 1 lần cho đến khi bò khỏe trở lại.
Tài liệu tham khảo
1/ Tài liệu bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi và biện pháp khống chế, Đại học nông nghiệp Hà nội, 2013,
2/ Chương 4.3 trong Quy tắc Sức khỏe Động vật Trên cạn – Terrestrial Animal health Code
3/ Thông tin kỹ thuật số 30, Hướng dẫn phòng trị hội chứng tiêu chảy cấp trên bò, công ty Bio
2/https://tuoitre.vn/bo-nong-nghiep-bao-cao-vu-bo-sua-chet-bat-thuong-sau-tiem-vac-xin-o-lam-dong-20240814190513608.htm
3/https://www.researchgate.net/publication/307592330_Natural_Outbreak_of_BVDV-1d-Induced_Mucosal_Disease_Lacking_Intestinal_Lesions
4/ https://www.nadis.org.uk/disease-a-z/cattle/bovine-viral-diarrhoea-bvd/
Khoa học kỹ thuật
Add comment