Chicuccntyhcm.gov.vn
Log in
Giới thiệu
Trao đổi
Quy trình ISO
Lịch làm việc
Hoạt động ngành
Hoạt động đoàn thể
Khoa học kỹ thuật
Kiến thức tiêu dùng
Lịch làm việc
Thông tin thị trường
Thư giãn
Thư viện
Tin tức hoạt động
Trả lời bạn đọc
WTO
Báo cáo tuần
Chương trình trọng điểm
Cơ sở an toàn dịch
Cơ sở an toàn thực phẩm
Cơ sở giết mổ
Cơ sở kinh doanh trứng gia cầm
Kho lạnh
Phúc đáp công văn - LTY
Thông tin dịch bệnh
Tình hình kiểm dịch
Tuyên truyền
Xử lý vi phạm
Hiệu quả phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi bằng Vaccin nhược độc NAVET-ASFVAC chủng trên heo G-DELTAI177L
Virus Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) nhược độc chủng G-delta-Il77L (phát triển từ chủng gốc ASFV-G và loại bỏ gen I177L bao gồm 112 nucleotide) được Trung tâm nghiên cứu bệnh gia súc Hoa Kỳ chuyển giao cho Việt Nam sản xuất vaccine theo Giấy phép số 1160/TY-QLT do Cục Thú y cấp ngày 29/7/2020 ...
14. July 2022 10:36
Thông báo về vắc-xin giả
22. June 2022 14:04
Comments (0)
Chuyển đổi số hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp
Chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp hợp tác xã phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nhằm tối ưu hóa nguồn lực, cắt giảm chi phí, phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường...
21. June 2022 13:55
Comments (0)
Đánh giá hiện trạng di truyền A1/A2 của đàn bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh
Đánh giá hiện trạng di truyền A1/A2 của đàn bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh để chọn đàn bò hạt nhân A2A2 chất lượng cao
14. March 2022 15:24
Comments (0)
Giải pháp phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải pháp phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm qua, ngành thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Thành phố, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Nghề nuôi tôm nước lợ với đối tượng nuôi chủ lực là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, chủ yếu tập trung tại huyện Cần Giờ. Năm 2021, diện tích nuôi tôm nước lợ tại Thành phố là 4.683,32 ha, sản lượng thu hoạch đạt 7.673,12 tấn đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, dưới tác động của việc đô thị hóa, diện tích nuôi tôm ngày càng bị thu hẹp so với các năm trước đây (diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2021 giảm 13,33% so với năm 2020), thêm vào đó, do ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn làm cho điều kiện nuôi ngày càng khắc nghiệt, thiệt hại do dịch bệnh, quản lý môi trường ao nuôi chưa hiệu quả đã làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi. Để kiểm soát dịch bệnh, ổn định và phát triển nghề nuôi tôm nước lợ tại địa phương, được sự chỉ đạo của Thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hằng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi, bao gồm một số giải pháp chính như sau: Tuyên truyền, tập huấn Hướng dẫn người dân về kỹ thuật nuôi chọn giống, các biện pháp an toàn sinh học, phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, quản lý môi trường nuôi, sử dụng thuốc thú y, chế phẩm xử lý môi trường khoa học, hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn tôm giống Các nguồn tôm giống nhập về thuần dưỡng và thả nuôi trực tiếp trên địa bàn Thành phố được kiểm tra, lấy mẫu tầm soát dịch bệnh nguy hiểm. Tổ chức kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống vận chuyển ra/vào địa bàn Thành phố; kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp con giống động vật thủy sản trên địa bàn Thành phố. Giám sát các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi Thực hiện giám sát chủ động và bị động các bệnh nguy hiểm thường xảy ra tại địa bàn như như bệnh Đốm trắng (WSSD), Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh do Vi bào tử trùng (EHP), Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHND); xét nghiệm tầm soát các bệnh có nguy cơ cao xâm nhập vào địa bàn Thành phố như bệnh Taura (TSV), bệnh Đầu vàng (YHV), Hoại tử cơ (IMNV),... Kết quả được thông báo đến hộ thả nuôi, đề nghị hộ nuôi tăng cường các biện pháp an toàn sinh học, thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm nuôi và thực hiện giám sát dịch bệnh. Xử lý dịch bệnh nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả Chủ động bám sát địa bàn, cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện xét nghiệm xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Thực hiện cấp phát hóa chất tiêu độc khử trùng kịp thời xử lý diện tích thủy sản bị dịch bệnh, không để lây lan ra xung quanh. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi Mẫu nước đầu nguồn, mẫu nước vùng nuôi tôm được quan trắc, lấy mẫu xét nghiệm định kỳ 2 lần/tháng tại các vùng nuôi trọng điểm. Các chỉ tiêu xét nghiệm bao gồm độ pH, độ mặn, độ kiềm, nhiệt độ, độ trong, chỉ số NH3-N, DO, COD. Chi cục phối hợp với Chi cục Thủy sản kịp thời cung cấp kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi để người dân chủ động ứng phó với những điều kiện môi trường bất lợi. Kiểm tra, xử lý vận chuyển tôm giống không đúng qui định Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thành lập tổ liên ngành thường xuyên kiểm tra khu vực bến phà Bình Khánh để kiểm dịch, kiểm soát nguồn tôm giống nhằm loại trừ tôm giống kém chất lượng, đảm bảo cung cấp tôm giống có chất lượng tốt, sạch bệnh cho người dân. Kiểm soát nguồn thuốc thú y sử dụng trong nuôi trồng, xử lý dịch bệnh thủy sản Tại Cần Giờ, có 17 cơ sở đăng ký buôn bán thuốc thú y thủy sản trong tổng số 45 cơ sở của Thành phố. Hàng năm Chi cục tổ chức 02 đợt kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các cơ sở buôn bán thuốc thú y theo quy định. Chi cục đánh giá xếp loại và thực hiện lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên chất lượng thuốc thú y thủy sản. Ngoài ra, các Trạm Chăn nuôi và Thú y cũng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của địa phương để thực hiện kiểm tra đối với các cơ sở Chi cục chưa thực hiện kiểm tra trong năm. Hiện nay các cơ sở còn nhầm lẫm giữa sản phẩm dùng trong thủy sản do Chi cục Thủy sản quản lý với thuốc thú y dùng trong thủy sản nên Chi cục còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Phối hợp, trao đổi và chia sẽ thông tin dịch bệnh với các tỉnh Thường xuyên trao đổi, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh có nguồn giống nhập về địa bàn Thành phố thường xuyên như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu,... về công tác kiểm dịch giống thủy sản, tập trung các lô tôm giống phát hiện dương tính để tăng cường công tác lấy mẫu giám sát tại các cơ sở sản xuất giống của các tỉnh. Đồng thời, chia sẽ thông tin dịch bệnh để kịp thời ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong phòng chống và kiểm soát dịch bệnh thủy sản đã góp phần ổn định tình hình dịch tễ, thúc đẩy phát triển ngành thủy sản của Thành phối nói chung và ngành nguôi tôm nước lợn nói riêng đạt được nhiều thành quả, đem lại lợi ích kinh tế cho người nuôi. Một số hình ảnh hoạt động phòng chống dịch bệnh thủy sản trên tôm nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm tra, giám sát tôm giống Xét nghiệm bệnh trên tôm Lấy mẫu giám sát dịch bệnh tạo ao nuôi tôm Xử lý dịch tôm bệnh tại ao nuôi và trại giống
16. February 2022 14:06
Comments (0)
Tài liệu khoa học: Kháng sinh liều cao làm gia tăng vi khuẩn đề kháng
Kháng sinh liều cao làm gia tăng vi khuẩn đề kháng Việc sử dụng kháng sinh liều cao hơn để giải quyết vấn đề kháng thuốc sẽ khiến một số loại vi khuẩn biến đổi để thích nghi tốt hơn, ghiên cứu mới đây công bố ngày 12/5 cho thấy cái nhìn rõ hơn về nguy cơ chưa được lường trước này. Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh là “một trong những mối đe dọa lớn nhất mà chúng ta phải đối diện ở quy mô toàn cầu” và được dự báo đến năm 2050, sẽ có tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Nghiên cứu trước đây chỉ ra việc sử dụng kháng sinh với các liều lượng cao ngũ cốc beone có thể làm chậm tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chưa đánh giá tác động với những liều lượng kháng sinh cao hơn tới sức khoẻ tổng thể của vi sinh vật. Một nghiên cứu khác của một đội gồm các nhà nghiên cứu Anh và châu Âu đã tiến hành đánh giá phản ứng của một nhóm vi khuẩn E . coli với 3 dòng kháng sinh phổ biến, sử dụng ở các liều lượng khác nhau. Kết quả cho thấy việc dùng kháng sinh với liều lượng cao hơn làm giảm tốc độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn bản gốc. Tuy nhiên, mặt khác, việc làm này cũng khiến tốc độ sao chép của vi khuẩn gia tăng hay nói cách khác là đẩy nhanh tốc độ ra đời một chủng vi khuẩn mới “có khả năng thích ứng cao hơn”. Chuyên gia Mato Lagator, từ Trường Khoa học vi sinh thuộc Đại học Manchester (Anh), cho rằng khi phát triển các loại thuốc mới, các hãng dược thường tập trung vào mục đích chủ yếu là hiệu quả đẩy lui tình trạng nhiễm khuẩn nhưng lại rất ít khi để ý tới khả năng loại vi khuẩn đó sẽ biến đổi để kháng thuốc và khả năng kháng thuốc của chủng vi khuẩn mới. Nhiều nghiên cứu thực hiện trong những năm gần đây đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc kê quá liều kháng sinh và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính hơn 1/3 số đơn thuốc có kê kháng sinh dù không cần thiết. Dự báo rằng đến năm 2050, các loại vi khuẩn kháng thuốc sẽ gây ra nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn cả bệnh ung thư, beone qua đó kêu gọi tiến hành thêm các nghiên cứu về tác động dài hạn của việc kê kháng sinh liều cao, đặc biệt là đối với việc tạo ra các thế hệ vi khuẩn mới. Khắc Trâm –CĐXN lược dịch từ : https://www.indiatoday.in/science/story/higher-antibiotic-doses-may-make-bacteria-resistant-1801531-2021-05-12
19. July 2021 10:44
Comments (0)
Nghiên cứu đánh giá cách giảm tình trạng kháng kháng sinh trên gia súc
Nghiên cứu tìm hiểu liệu khoảng cách vật lý của vật nuôi với các vùng nước có ngăn được sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong dòng chảy đồng ruộng hay không.
23. November 2020 10:37
Comments (0)
Phương pháp mới chiết xuất dư lượng kháng sinh trong thực phẩm có nguồn từ động vật
Phương pháp được phát triển bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Cordoba có thể được sử dụng trong các phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng thực phẩm để làm sạch các mẫu trong một bước duy nhất.
23. November 2020 10:32
Comments (0)
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò
Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút (Lumpy Skin Disease Virus-LSDV) gây ra trên trâu, bò thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu.
4. November 2020 14:38
Comments (0)
PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH DI TRUYỀN CỦA VIRUS GÂY BỆNH CARÊ TRÊN CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH DI TRUYỀN CỦA VIRUS GÂY BỆNH CARÊ TRÊN CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
8. September 2020 08:29
Comments (0)
Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei)
Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei)
31. July 2020 16:05
Comments (0)
Phát hiện và phân tích đặc điểm di truyền của CANINE KOBUVIRUS trên chó nuôi tại TPHCM
Phát hiện và phân tích đặc điểm di truyền của CANINE KOBUVIRUS trên chó nuôi tại TPHCM
7. July 2020 15:20
Comments (0)
Sự lưu hành huyết thanh kháng CORONAVIRUS trên chó nuôi tại TPHCM
Sự lưu hành huyết thanh kháng CORONAVIRUS trên chó nuôi tại TPHCM
7. July 2020 15:19
Comments (0)
Hội chứng sốt cấp tính giảm tiểu cầu
Hội chứng sốt cấp tính giảm tiểu cầu
7. July 2020 14:21
Comments (0)
Kháng kháng sinh trên người
Vấn đề lớn nhất về Kháng kháng sinh trên người là gì? có phải do sử dụng kháng sinh trên gia súc không?
7. July 2020 14:01
Comments (0)
<< Previous posts
Next posts >>
Next posts
1
2
...
5
6
7
8
9
10
11
12
13
...
34
35
Previous posts
Liên kết website
Chọn liên kết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Your browser does not support the video tag.
Your browser does not support the video tag.
>
phuc tue